Dinh dưỡng từ củ cà rốt
Bác sĩ Nguyễn Thu Hà,Ănnhiềucàrốtcógâyvàxstphcm hôm nay Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, chia sẻ cà rốt có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là beta-caroten. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh và là tiền chất của vitamin A. Trong 100g cà rốt có chứa 6.597 mcg beta-carotene. Trong khi đó, nhu cầu vitamin A khuyên dùng của người trưởng thành là 850 - 900 mcg/ngày ở nam và 650 - 700 mcg/ngày ở nữ. Sản phụ cần khoảng 1.200 - 1.300 mcg/ngày.
Ngoài ra, cà rốt là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Các carotene có trong cà rốt khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp sáng mắt, tăng cường sức đề kháng và giữ cho da dẻ mịn màng. Hàm lượng kali trong cà rốt giúp tránh nguy cơ huyết áp cao và các vấn đề tim mạch khác.
Vitamin C chứa trong cà rốt góp phần sản xuất collagen - thành phần chính của mô liên kết, rất cần thiết để chữa lành vết thương và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tạo ra các kháng thể bảo vệ hệ miễn dịch. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong cà rốt giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ táo bón, tốt cho đường ruột, hệ tiêu hoá và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Cà rốt còn chứa vitamin K, canxi và phốt pho, góp phần vào sức khỏe của xương và giúp ngăn ngừa loãng xương. Các chất chống oxy hóa trong cà rốt giúp chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Đặc biệt việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carotene có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết (đại trực tràng) và tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung.
Ăn nhiều cà rốt có gây vàng da không?
"Tuy nhiên nếu ăn nhiều cà rốt thì cơ thể sẽ không thể chuyển hóa hết được lượng beta-carotene thành vitamin A. Khi lượng carotene tăng khoảng 3-4 lần bình thường sẽ gây ra chứng vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân, mặt chuyển màu vàng cam nhưng mắt, niêm mạc dưới lưỡi không vàng và thường kèm biểu hiện ăn không tiêu, chán ăn, mệt mỏi", bác sĩ Hà phân tích.
Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người có thói quen thường xuyên ăn uống các loại thực phẩm có màu vàng, cam, đỏ như cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ, ớt chuông… hay sử dụng thực phẩm chức năng như viên dầu gấc, thuốc hỗ trợ điều trị mụn có chứa dẫn xuất vitamin A nồng độ cao.
Để tránh tình trạng vàng da do ăn quá nhiều cà rốt hay thực phẩm chứa nhiều vitamin A, bác sĩ Hà khuyến cáo chúng ta chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt từ 2-3 lần/tuần, sử dụng cách ngày. Trong trường hợp trẻ bị vàng da nhưng không vàng mắt, không vàng niêm mạc đáy lưới, ăn uống kém... nên cho trẻ ngừng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A.
"Chứng vàng da do tăng beta-carotene máu sẽ dần biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu vàng da có kèm vàng mắt và không thuyên giảm sau khi ngưng sử dụng các loại thực phẩm trên, bạn cần đi gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán phân biệt bệnh lý vàng da thực sự và vàng da do ăn nhiều carotene", bác sĩ Hà khuyến cáo.